Xuất khẩu nhờ CEPT: Nhiều doanh nghiệp chưa biết nắm cơ hội Xuất khẩu nhờ CEPT: Nhiều doanh nghiệp chưa biết nắm cơ hội - Viện đào tạo Sau đại học - Đại học Kinh Tế Quốc Dân Nhiều doanh nghiệp Việt Nam không biết quyền lợi của mình khi yêu cầu hưởng ưu đãi thuế theo chương trình CEPT... Công ty cổ phần Truyền Thông Văn Hóa Việt VHV vhv.vn

Xuất khẩu nhờ CEPT: Nhiều doanh nghiệp chưa biết nắm cơ hội Nhiều doanh nghiệp Việt Nam không biết quyền lợi của mình khi yêu cầu hưởng ưu đãi thuế theo chương trình CEPT... Nhiều doanh nghiệp trong ASEAN biết rất rõ quyền hạn của mình được qui định trong hiệp định, trong khi không có nhiều doanh nghiệp Việt Nam biết và tận dụng chương trình này - Ảnh: TT. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam không biết quyền lợi của mình khi yêu cầu hưởng ưu đãi thuế theo chương trình CEPTCEPT/AFTA là chương trình ưu đãi về thuế quan dành cho hàng hóa của các nước trong khu vực Đông Nam Á là thành viên của ASEAN. Với ưu đãi này, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội cạnh tranh với hàng hóa của các thành viên khác tại một thị trường nào đó trong khối. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết và tận dụng ưu đãi này.  Hiệp định Ưu đãi thuế quan chung CEPT là bước đi ban đầu cho kế hoạch thiết lập khu tự do mậu dịch thuế quan trong ASEAN AFTA. Giảm thuế xuống mức thấp nhất là mục tiêu của chương trình CEPT ở mức tối thiểu từ 0-5%. CEPT đã được hoàn tất chương trình cắt giảm thuế quan hồi năm ngoái đối với các thành viên bao gồm cũ và mới. Việt Nam cũng đã cắt giảm thuế đối với hàng hóa của các nước thành viên ASEAN từ năm ngoái. Bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu vì không rõ Cách đây hai năm, Công ty Kính nổi Việt Nam đã bị Philippines từ chối cho hưởng ưu đãi thuế theo chương trình CEPT mặc dù sản phẩm xuất khẩu của công ty này đủ tiêu chuẩn theo qui định của Hiệp định CEPT. Phía Philippines yêu cầu công ty phải có xác nhận của lãnh sự Philippines tại Việt Nam trên giấy chứng nhận mẫu D đối với sản phẩm kính nổi nếu muốn được ưu đãi thuế theo chương CEPT. Vì không đáp ứng yêu cầu này nên Công ty Kính nổi Việt Nam bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu sản phẩm ngay lúc đó. Để được ưu đãi công ty đi xin xác nhận của Tổng lãnh sự Philippines tại Việt Nam. Bộ hồ sơ của công ty chuyển lên Bộ Thương mại Việt Nam để hợp thức hóa thủ tục hưởng ưu đãi thuế. Khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ Thương mại phát hiện yêu cầu của Philippines bất hợp lý bởi lẽ hiệp định không qui định xác nhận lãnh sự đối với mẫu chữ ký và con dấu của lãnh đạo công ty. Ngay sau đó, Bộ Thương mại yêu cầu phía Philippines bỏ qui định này và đồng ý cho Công ty Kính nổi Việt Nam được hưởng ưu đãi CEPT. Trên đây là một trong những trường hợp doanh nghiệp Việt Nam không biết quyền lợi của mình khi yêu cầu hưởng ưu đãi thuế theo chương trình CEPT. Bà Nguyễn Thị Hồng Thủy, Phó phòng ASEAN thuộc Vụ Chính sách thương mại Đa Biên (Bộ Thương mại) cho biết, CEPT là ưu đãi chung cho các doanh nghiệp thuộc khối ASEAN không có sự phân biệt giữa thành viên mới hay cũ, phát triển hay đang phát triển. Kể từ khi hiệp định về CEPT có hiệu lực áp dụng, nhiều doanh nghiệp trong khối hưởng lợi rất nhiều về thuế quan. Các doanh nghiệp và Chính phủ các nước thành viên luôn yêu cầu để được ưu đãi thuế theo CEPT cho hàng hóa của nước mình khi xuất vào quốc gia thành viên khác. Bà Thủy cho biết, nhiều doanh nghiệp trong ASEAN biết rất rõ quyền hạn của mình được qui định trong hiệp định, trong khi không có nhiều doanh nghiệp Việt Nam biết và tận dụng chương trình này. Theo số liệu của Bộ Thương mại, năm 2004 các phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực cấp khoảng 5.217 bộ hồ sơ cấp C/O form D (loại chứng chỉ nguồn gốc ASEAN để được hưởng ưu đãi CEPT), với tổng giá trị 133 triệu USD. Năm 2005 số lượng C/O có tăng hơn 7.922 bộ, tức tăng 151% so với năm 2004, đạt giá trị trên 209 triệu USD, tăng gần 158% về giá trị số với năm 2004. Số lượng năm 2006 có khá hơn với 11.381 bộ hồ sơ trị giá trên 312 triệu USD. Mặc dù số lượng số C/O form cấp cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gia tăng nhưng số trường hợp hưởng ưu đãi thuế còn rất thấp. Theo bà Thủy, tỷ lệ hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường ASEAN hưởng ưu đãi CEPT chỉ đạt khoảng 8%. Con số này đã tăng hơn so với mấy năm trước chỉ đạt bằng một nửa hiện nay, tức khoảng 5%. Theo phân tích của Bộ Thương mại, ngoài chuyện thủ tục cấp C/O form D khó khăn là nguyên nhân dẫn đến số trường hợp doanh nghiệp hưởng ưu đãi CEPT thấp còn có nguyên nhân là doanh nghiệp không biết cơ hội này. Bất lợi của hàng hoá, sức cạnh tranh kém Sự bất lợi của hàng hóa Việt Nam sẽ rất lớn khi vào khu vực ASEAN mà không hưởng ưu đãi CEPT. Bởi thuế suất CEPT và MFN, thuế suất dành chung cho hàng hóa nhập khẩu bình thường, chênh lệch rất lớn. Ông Hồ Quang Trung, Phó vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu, nói rằng chênh lệch giữa hai biểu thuế gấp ba, bốn lần. Tất nhiên để được hưởng ưu đãi thuế CEPT, doanh nghiệp phải đạt được một số điều kiện nhất định, chủ yếu là hàm lượng giá trị sản xuất tại Việt Nam của sản phẩm phải tối thiểu 40%. Ngoài chuyện cạnh tranh kém hơn so với đối thủ khác, doanh nghiệp Việt Nam còn mất những cơ hội làm ăn với những đối tác bản địa khi thiếu hiểu biết quyền lợi của mình trong ASEAN, nhất là khi nước sở tại luôn tìm cách hạn chế những ưu đãi cho hàng nhập khẩu vô tình hoặc cố ý với mục đích bảo vệ hàng hóa trong nước. Hồi đầu năm, Philippines đã phải thay đổi chính sách thuế đối với sản phẩm hóa chất của Việt Nam, cụ thể là sodium tripolyphosphates (viết tắt là STPP, mã HS: 2835 3100) dùng để sản xuất bột giặt và chất tẩy rửa. Để hạn chế hàng hóa của Việt Nam, Philippines đã đưa ra biện pháp tự vệ. Đây là biện pháp được phép trong ASEAN nhằm bảo hộ doanh nghiệp nội địa. Để tránh những trường hợp khó khăn, bà Thủy kêu gọi doanh nghiệp nên chủ động liên hệ với Bộ Thương mại để được hỗ trợ, đòi lại quyền lợi cho doanh nghiệp khi các thành viên trong khối cố tình hạn chế hàng hóa của nước khác. Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm và chủ động khiếu nại khi gặp rắc rối về chương trình ưu đãi CEPT. Bên cạnh chương trình CEPT dành cho các thành viên ASEAN, các doanh nghiệp cũng nên biết và tận dụng chương trình ưu đãi thuế của ASEAN-Trung Quốc, hoặc ASEAN-Hàn Quốc đã bắt đầu có hiệu lực. Xuat khau nho CEPT: Nhieu doanh nghiep chua biet nam co hoi Nhieu doanh nghiep Viet Nam khong biet quyen loi cua minh khi yeu cau huong uu dai thue theo chuong trinh CEPT... Nhieu doanh nghiep trong ASEAN biet rat ro quyen han cua minh duoc qui dinh trong hiep dinh, trong khi khong co nhieu doanh nghiep Viet Nam biet va tan dung chuong trinh nay - Anh: TT. Nhieu doanh nghiep Viet Nam khong biet quyen loi cua minh khi yeu cau huong uu dai thue theo chuong trinh CEPTCEPT/AFTA la chuong trinh uu dai ve thue quan danh cho hang hoa cua cac nuoc trong khu vuc Dong Nam A la thanh vien cua ASEAN. Voi uu dai nay, doanh nghiep se co nhieu co hoi canh tranh voi hang hoa cua cac thanh vien khac tai mot thi truong nao do trong khoi. Tuy nhien, khong phai doanh nghiep nao cung biet va tan dung uu dai nay.  Hiep dinh Uu dai thue quan chung CEPT la buoc di ban dau cho ke hoach thiet lap khu tu do mau dich thue quan trong ASEAN AFTA. Giam thue xuong muc thap nhat la muc tieu cua chuong trinh CEPT o muc toi thieu tu 0-5%. CEPT da duoc hoan tat chuong trinh cat giam thue quan hoi nam ngoai doi voi cac thanh vien bao gom cu va moi. Viet Nam cung da cat giam thue doi voi hang hoa cua cac nuoc thanh vien ASEAN tu nam ngoai. Bo lo co hoi xuat khau vi khong ro Cach day hai nam, Cong ty Kinh noi Viet Nam da bi Philippines tu choi cho huong uu dai thue theo chuong trinh CEPT mac du san pham xuat khau cua cong ty nay du tieu chuan theo qui dinh cua Hiep dinh CEPT. Phia Philippines yeu cau cong ty phai co xac nhan cua lanh su Philippines tai Viet Nam tren giay chung nhan mau D doi voi san pham kinh noi neu muon duoc uu dai thue theo chuong CEPT. Vi khong dap ung yeu cau nay nen Cong ty Kinh noi Viet Nam bo lo co hoi xuat khau san pham ngay luc do. De duoc uu dai cong ty di xin xac nhan cua Tong lanh su Philippines tai Viet Nam. Bo ho so cua cong ty chuyen len Bo Thuong mai Viet Nam de hop thuc hoa thu tuc huong uu dai thue. Khi tiep nhan ho so, Bo Thuong mai phat hien yeu cau cua Philippines bat hop lY boi le hiep dinh khong qui dinh xac nhan lanh su doi voi mau chu kY va con dau cua lanh dao cong ty. Ngay sau do, Bo Thuong mai yeu cau phia Philippines bo qui dinh nay va dong Y cho Cong ty Kinh noi Viet Nam duoc huong uu dai CEPT. Tren day la mot trong nhung truong hop doanh nghiep Viet Nam khong biet quyen loi cua minh khi yeu cau huong uu dai thue theo chuong trinh CEPT. Ba Nguyen Thi Hong Thuy, Pho phong ASEAN thuoc Vu Chinh sach thuong mai Da Bien (Bo Thuong mai) cho biet, CEPT la uu dai chung cho cac doanh nghiep thuoc khoi ASEAN khong co su phan biet giua thanh vien moi hay cu, phat trien hay dang phat trien. Ke tu khi hiep dinh ve CEPT co hieu luc ap dung, nhieu doanh nghiep trong khoi huong loi rat nhieu ve thue quan. Cac doanh nghiep va Chinh phu cac nuoc thanh vien luon yeu cau de duoc uu dai thue theo CEPT cho hang hoa cua nuoc minh khi xuat vao quoc gia thanh vien khac. Ba Thuy cho biet, nhieu doanh nghiep trong ASEAN biet rat ro quyen han cua minh duoc qui dinh trong hiep dinh, trong khi khong co nhieu doanh nghiep Viet Nam biet va tan dung chuong trinh nay. Theo so lieu cua Bo Thuong mai, nam 2004 cac phong quan lY xuat nhap khau khu vuc cap khoang 5.217 bo ho so cap C/O form D (loai chung chi nguon goc ASEAN de duoc huong uu dai CEPT), voi tong gia tri 133 trieu USD. Nam 2005 so luong C/O co tang hon 7.922 bo, tuc tang 151% so voi nam 2004, dat gia tri tren 209 trieu USD, tang gan 158% ve gia tri so voi nam 2004. So luong nam 2006 co kha hon voi 11.381 bo ho so tri gia tren 312 trieu USD. Mac du so luong so C/O form cap cho doanh nghiep Viet Nam xuat khau gia tang nhung so truong hop huong uu dai thue con rat thap. Theo ba Thuy, tY le hang hoa Viet Nam xuat sang thi truong ASEAN huong uu dai CEPT chi dat khoang 8%. Con so nay da tang hon so voi may nam truoc chi dat bang mot nua hien nay, tuc khoang 5%. Theo phan tich cua Bo Thuong mai, ngoai chuyen thu tuc cap C/O form D kho khan la nguyen nhan dan den so truong hop doanh nghiep huong uu dai CEPT thap con co nguyen nhan la doanh nghiep khong biet co hoi nay. Bat loi cua hang hoa, suc canh tranh kem Su bat loi cua hang hoa Viet Nam se rat lon khi vao khu vuc ASEAN ma khong huong uu dai CEPT. Boi thue suat CEPT va MFN, thue suat danh chung cho hang hoa nhap khau binh thuong, chenh lech rat lon. Ong Ho Quang Trung, Pho vu truong Vu Xuat nhap khau, noi rang chenh lech giua hai bieu thue gap ba, bon lan. Tat nhien de duoc huong uu dai thue CEPT, doanh nghiep phai dat duoc mot so dieu kien nhat dinh, chu yeu la ham luong gia tri san xuat tai Viet Nam cua san pham phai toi thieu 40%. Ngoai chuyen canh tranh kem hon so voi doi thu khac, doanh nghiep Viet Nam con mat nhung co hoi lam an voi nhung doi tac ban dia khi thieu hieu biet quyen loi cua minh trong ASEAN, nhat la khi nuoc so tai luon tim cach han che nhung uu dai cho hang nhap khau vo tinh hoac co Y voi muc dich bao ve hang hoa trong nuoc. Hoi dau nam, Philippines da phai thay doi chinh sach thue doi voi san pham hoa chat cua Viet Nam, cu the la sodium tripolyphosphates (viet tat la STPP, ma HS: 2835 3100) dung de san xuat bot giat va chat tay rua. De han che hang hoa cua Viet Nam, Philippines da dua ra bien phap tu ve. Day la bien phap duoc phep trong ASEAN nham bao ho doanh nghiep noi dia. De tranh nhung truong hop kho khan, ba Thuy keu goi doanh nghiep nen chu dong lien he voi Bo Thuong mai de duoc ho tro, doi lai quyen loi cho doanh nghiep khi cac thanh vien trong khoi co tinh han che hang hoa cua nuoc khac. Nhieu doanh nghiep chua thuc su quan tam va chu dong khieu nai khi gap rac roi ve chuong trinh uu dai CEPT. Ben canh chuong trinh CEPT danh cho cac thanh vien ASEAN, cac doanh nghiep cung nen biet va tan dung chuong trinh uu dai thue cua ASEAN-Trung Quoc, hoac ASEAN-Han Quoc da bat dau co hieu luc.

Xuất khẩu nhờ CEPT: Nhiều doanh nghiệp chưa biết nắm cơ hội Nhiều doanh nghiệp Việt Nam không biết quyền lợi của mình khi yêu cầu hưởng ưu đãi thuế theo chương trình CEPT... Nhiều doanh nghiệp trong ASEAN biết rất rõ quyền hạn của mình được qui định trong hiệp định, trong khi không có nhiều doanh nghiệp Việt Nam biết và tận dụng chương trình này - Ảnh: TT. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam không biết quyền lợi của mình khi yêu cầu hưởng ưu đãi thuế theo chương trình CEPTCEPT/AFTA là chương trình ưu đãi về thuế quan dành cho hàng hóa của các nước trong khu vực Đông Nam Á là thành viên của ASEAN. Với ưu đãi này, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội cạnh tranh với hàng hóa của các thành viên khác tại một thị trường nào đó trong khối. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết và tận dụng ưu đãi này.  Hiệp định Ưu đãi thuế quan chung CEPT là bước đi ban đầu cho kế hoạch thiết lập khu tự do mậu dịch thuế quan trong ASEAN AFTA. Giảm thuế xuống mức thấp nhất là mục tiêu của chương trình CEPT ở mức tối thiểu từ 0-5%. CEPT đã được hoàn tất chương trình cắt giảm thuế quan hồi năm ngoái đối với các thành viên bao gồm cũ và mới. Việt Nam cũng đã cắt giảm thuế đối với hàng hóa của các nước thành viên ASEAN từ năm ngoái. Bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu vì không rõ Cách đây hai năm, Công ty Kính nổi Việt Nam đã bị Philippines từ chối cho hưởng ưu đãi thuế theo chương trình CEPT mặc dù sản phẩm xuất khẩu của công ty này đủ tiêu chuẩn theo qui định của Hiệp định CEPT. Phía Philippines yêu cầu công ty phải có xác nhận của lãnh sự Philippines tại Việt Nam trên giấy chứng nhận mẫu D đối với sản phẩm kính nổi nếu muốn được ưu đãi thuế theo chương CEPT. Vì không đáp ứng yêu cầu này nên Công ty Kính nổi Việt Nam bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu sản phẩm ngay lúc đó. Để được ưu đãi công ty đi xin xác nhận của Tổng lãnh sự Philippines tại Việt Nam. Bộ hồ sơ của công ty chuyển lên Bộ Thương mại Việt Nam để hợp thức hóa thủ tục hưởng ưu đãi thuế. Khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ Thương mại phát hiện yêu cầu của Philippines bất hợp lý bởi lẽ hiệp định không qui định xác nhận lãnh sự đối với mẫu chữ ký và con dấu của lãnh đạo công ty. Ngay sau đó, Bộ Thương mại yêu cầu phía Philippines bỏ qui định này và đồng ý cho Công ty Kính nổi Việt Nam được hưởng ưu đãi CEPT. Trên đây là một trong những trường hợp doanh nghiệp Việt Nam không biết quyền lợi của mình khi yêu cầu hưởng ưu đãi thuế theo chương trình CEPT. Bà Nguyễn Thị Hồng Thủy, Phó phòng ASEAN thuộc Vụ Chính sách thương mại Đa Biên (Bộ Thương mại) cho biết, CEPT là ưu đãi chung cho các doanh nghiệp thuộc khối ASEAN không có sự phân biệt giữa thành viên mới hay cũ, phát triển hay đang phát triển. Kể từ khi hiệp định về CEPT có hiệu lực áp dụng, nhiều doanh nghiệp trong khối hưởng lợi rất nhiều về thuế quan. Các doanh nghiệp và Chính phủ các nước thành viên luôn yêu cầu để được ưu đãi thuế theo CEPT cho hàng hóa của nước mình khi xuất vào quốc gia thành viên khác. Bà Thủy cho biết, nhiều doanh nghiệp trong ASEAN biết rất rõ quyền hạn của mình được qui định trong hiệp định, trong khi không có nhiều doanh nghiệp Việt Nam biết và tận dụng chương trình này. Theo số liệu của Bộ Thương mại, năm 2004 các phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực cấp khoảng 5.217 bộ hồ sơ cấp C/O form D (loại chứng chỉ nguồn gốc ASEAN để được hưởng ưu đãi CEPT), với tổng giá trị 133 triệu USD. Năm 2005 số lượng C/O có tăng hơn 7.922 bộ, tức tăng 151% so với năm 2004, đạt giá trị trên 209 triệu USD, tăng gần 158% về giá trị số với năm 2004. Số lượng năm 2006 có khá hơn với 11.381 bộ hồ sơ trị giá trên 312 triệu USD. Mặc dù số lượng số C/O form cấp cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gia tăng nhưng số trường hợp hưởng ưu đãi thuế còn rất thấp. Theo bà Thủy, tỷ lệ hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường ASEAN hưởng ưu đãi CEPT chỉ đạt khoảng 8%. Con số này đã tăng hơn so với mấy năm trước chỉ đạt bằng một nửa hiện nay, tức khoảng 5%. Theo phân tích của Bộ Thương mại, ngoài chuyện thủ tục cấp C/O form D khó khăn là nguyên nhân dẫn đến số trường hợp doanh nghiệp hưởng ưu đãi CEPT thấp còn có nguyên nhân là doanh nghiệp không biết cơ hội này. Bất lợi của hàng hoá, sức cạnh tranh kém Sự bất lợi của hàng hóa Việt Nam sẽ rất lớn khi vào khu vực ASEAN mà không hưởng ưu đãi CEPT. Bởi thuế suất CEPT và MFN, thuế suất dành chung cho hàng hóa nhập khẩu bình thường, chênh lệch rất lớn. Ông Hồ Quang Trung, Phó vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu, nói rằng chênh lệch giữa hai biểu thuế gấp ba, bốn lần. Tất nhiên để được hưởng ưu đãi thuế CEPT, doanh nghiệp phải đạt được một số điều kiện nhất định, chủ yếu là hàm lượng giá trị sản xuất tại Việt Nam của sản phẩm phải tối thiểu 40%. Ngoài chuyện cạnh tranh kém hơn so với đối thủ khác, doanh nghiệp Việt Nam còn mất những cơ hội làm ăn với những đối tác bản địa khi thiếu hiểu biết quyền lợi của mình trong ASEAN, nhất là khi nước sở tại luôn tìm cách hạn chế những ưu đãi cho hàng nhập khẩu vô tình hoặc cố ý với mục đích bảo vệ hàng hóa trong nước. Hồi đầu năm, Philippines đã phải thay đổi chính sách thuế đối với sản phẩm hóa chất của Việt Nam, cụ thể là sodium tripolyphosphates (viết tắt là STPP, mã HS: 2835 3100) dùng để sản xuất bột giặt và chất tẩy rửa. Để hạn chế hàng hóa của Việt Nam, Philippines đã đưa ra biện pháp tự vệ. Đây là biện pháp được phép trong ASEAN nhằm bảo hộ doanh nghiệp nội địa. Để tránh những trường hợp khó khăn, bà Thủy kêu gọi doanh nghiệp nên chủ động liên hệ với Bộ Thương mại để được hỗ trợ, đòi lại quyền lợi cho doanh nghiệp khi các thành viên trong khối cố tình hạn chế hàng hóa của nước khác. Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm và chủ động khiếu nại khi gặp rắc rối về chương trình ưu đãi CEPT. Bên cạnh chương trình CEPT dành cho các thành viên ASEAN, các doanh nghiệp cũng nên biết và tận dụng chương trình ưu đãi thuế của ASEAN-Trung Quốc, hoặc ASEAN-Hàn Quốc đã bắt đầu có hiệu lực. file sharing, chia sẻ file, viettel, tài liệu, luận văn, đồ án,thương mại,doanh nghiệp,kinh doanh,tiếp thị,business